Để đánh giá tiềm năng của một dự án crypto hay cụ thể hơn của một DeFi Protocol có rất nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó gồm có phân tích mô hình hoạt động, phân tích kỹ thuật, phân tích các đội ngũ hẫu thuẫn,…. Trong bài viết này iBlockchain sẽ cung cấp cho bạn phương pháp đánh dự án bằng chỉ số Total Value Locked và Revenue qua công cụ Token Terminal. Hãy theo dõi bài viết Token Terminal là gì? và Cách kiểm tra doanh thu của dự án trên Token Terminal năm 2023, qua bài viết dưới đây nhé.
Table of Contents
Tổng quan về công cụ Token Terminal
Token Terminal là gì?
Token Terminal là gì? Token Terminal là công cung cấp và tổng hợp những dữ liệu tài chính của các blockchain và Dapp hàng đầu cho người sử dụng. Công cụ tập trung chiết xuất những dữ liệu thô và chuyển hóa chúng thành các chỉ số tiêu chuẩn hóa nhằm hỗ trợ người sử dụng với các tính năng như sau:
- Giúp người sử dụng tìm ra những blockchain và các Dapp tiềm năng bị đánh giá thấp.
- Giúp người sử dụng có cách nhìn trực quan hơn về những biến động trong quá khứ nhờ các chỉ số tài chính thay thế.
- Giúp người sử dụng so sánh và đánh giá hiệu suất của dự án mà họ đang quan tâm với những đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn.
Hơn nữa, Token Terminal còn tập trung vào chỉ số doanh thu mỗi một blockchain và Dapp tạo ra giúp người sử dụng định giá dễ dàng hơn.
Việc nắm được thông tin về doanh thu và hoạt động của một blockchain hay một Dapp giúp nhà đầu tư có cơ sở dữ liệu để đánh giá hiệu suất và giá trị mà blockchain hay Dapp đó đem lại.
Các đối tác của nền tảng Token Terminal
Những đối tác của công cụ là các quỹ đầu tư nổi tiếng trong thị trường tiền mã hóa như Polychain Capital, Dragonfly Capital.
Total Value Locked và Revenue
Đối với Token Terminal, người sử dụng dễ dàng theo dõi 2 chỉ số đặc biệt là TVL – Total Value Locked (Tổng giá trị được khóa) và những chỉ số về Revenue (doanh thu) của Blockchain hay Dapp đó. Vậy TVL và Revenue là gì?
Тotal value locked (TVL) là tổng khối lượng giá trị tài sản khóa lại trong hợp đồng thông minh của DeFi. Đại diện cho số lượng tài sản đang bị giữ trong một giao thức cụ thể.
Revenue – Doanh thu là tổng thu nhập sinh ra từ công nghệ và tiện ích mà blockchain tạo ra.
Do đó, chúng ta có thể xem TVL là đại diện cho tiền của người sử dụng khi đưa vào Dapp hoặc một blockchain (điều này giống với tiền người dùng gửi vào ngân hàng).
Doanh thu là lợi nhuận mà blockchain hoặc Dapp đó dựa trên số tiền mà người dùng gửi vào nhằm tạo ra doanh thu (tương tự như việc ngân hàng sử dụng tiền tiết kiệm để tạo ra lợi nhuận). Mối quan hệ giữa TVL và Revenue có tính chất giống với mối quan hệ hiệu suất và quy mô.
- Mối quan hệ giữa hiệu suất và quy mô trong nền kinh tế của Blockchain thường là: Hiệu suất sẽ thay đổi theo Quy Mô. Nghĩa là, yếu tố đầu vào như nguồn vốn (TVL) tăng trưởng lên thì tốc độ tăng trưởng của đầu ra cũng vì thế mà lên theo (Revenue)
Lưu ý: Khi TVL của Dapp và Blockchain, các yếu tố doanh thu không tăng trưởng khả năng cao đây là dự án đang có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian sắp tới và ngược lại khi TVL giảm và chưa có sự biến động trong doanh thu bạn cần quan tâm và cân nhắc về quyết định đầu tư của mình. Tuy nhiên việc theo dõi biến động của TVL mang tính khách quan, vì giá token một dự án bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.
Cho nên, khi kiểm tra dự án trên Token Terminal, chúng ta sẽ kiểm tra được doanh thu của TVL và Blockchain nhằm đưa ra nhận định về hiệu suất hoạt động của Dapp hay blockchain đó.
Cách kiểm tra doanh thu của dự án trên Token Terminal
Đối với Token Terminal, người sử dụng sẽ kiểm tra thông tin về TVL của Blockchain hoặc Dapp cụ thể như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào trang chủ chính thức tại địa chỉ: Token Terminal | Fundamentals for crypto
Bước 2: Truy cập vào View dashboard.
Bạn sẽ nhìn thấy giao diện của Token Terminal như hình sau:
Ở giao diện này, có 3 phần chính để người sử dụng dễ dàng tương tác:
Phần (1): đây là phần người sử dụng dựa theo tiêu chí để chọn lấy Tag theo nhu cầu. Phần này bao gồm 4 Tag chính sau:
- Home: Giao diện chính thức của Token Terminal. Cung cấp cho người sử dụng cách nhìn tổng quan về doanh thu của đa số dự án
- Metrics: Cung cấp cho người sử dụng những thông số về doanh thu của blockchain theo các tiêu chí như sau: Tổng doanh thu, Doanh thu của từng Protocol, chỉ số P/E (Price to Earning) của dự án, chỉ số P/S (Price to Sale) của dự án
- Markets: Cung cấp chỉ số về blockchain, DeFi. Exchange, lending
- Projects: Cung cấp các chỉ số cụ thể của 1 dự án.
Phần (2): Đây là nơi tìm kiếm các dự án nhanh .
Phần (3),(4): Đây là nơi hiển thị những số liệu cụ thể.
Chúng ta cùng thử một ví dụ cụ thể để làm rõ cách thức sử dụng của Token Terminal. Chúng ta sẽ dùng Aave như một ví dụ cụ thể.
Với bảng thông số cơ bản
Ở khung chỉ số (1): Dữ liệu chỉ ra các chỉ số cơ bản như:
- Tổng cung dự án: 1 tỷ đô
- Tổng doanh thu dự án tăng hay giảm trong 30 ngày: giảm 6.83%
- Tổng doanh thu một năm của dự án: 152 triệu đô la
- Chỉ số P/S (Price to Sales Ratio)
- Khác với tài chính truyền thống (Truyền thống cần 3 yếu tố chính), đối với Blockchain và các Dapp, chỉ số này được tính dựa trên Tổng cung hay tổng cung lưu hành chia đều cho tổng doanh thu.
- Cho nên, doanh thu tăng lên P/S sẽ giảm, doanh thu giảm P/S sẽ tăng. Nếu P/S càng thấp càng tốt.
Qua biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng doanh thu của dự án AAVE giảm và P/S có xu hướng tăng lên, nên đầu tư vào token AAVE vào thời điểm hiện nay là không thích hợp.
- Chỉ số P/E (Price Earning Ratio)
- Đây là chỉ số thể hiện những nhà đầu tư sẵn sàng bao nhiêu tiền để mua 1 AAVE, xác định xem giá trị của AAVE có đắt hơn so với dự kiến và giá trị là bao nhiêu.
- Với P/E của AAVE =56.31x đồng nghĩa với việc người sử dụng sẽ trả gấp 56.31 lần so với lợi nhuận của AAVE tạo ra.
Hai chỉ số P/S và P/E là một trong những chỉ số quan trọng khi quyết định đầu tư của những dự án blockchain hay ứng dụng phi tập trung.
Chỉ số P/E của các dự án cùng một mảng, không phải P/E cao hơn là giá Token đắt, P/E thấp thì giá token rẻ. Đây là chỉ số thể hiện sự kỳ vọng trong tương lai của những nhà đầu tư. Kỳ vọng giá trị của token tăng trưởng phụ thuộc vào lợi nhuận trong tương lai mà blockchain đó mang lại.
Những dự án có tỷ lệ P/E cao thường là dự án có giá trị kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn trong tương lai. Nhưng có nhược điểm là biến động lớn và thường một khoản đầu tư rủi ro.
Những dự án P/E thấp so với tỉ lệ P/E trung bình mảng đầu tư được xem là dự án đầu tư giá trị, và dự án này có xu hướng tiềm năng tăng trưởng trong tương lai khi thị trường biến động.
So với các Dapp khác, Aave có tỉ lệ P/E ở dưới mức trung bình và tương đối an toàn để xem là một dự án tiềm năng trong tương lai.
Ở khung số (2): Là các tag tùy chọn cho các chỉ số ở biểu đồ phía dưới. Chỉ chọn 2 chỉ số 1 lúc. Trong đó có 5 chỉ số quan trọng khi sử dụng Token Terminal là:
-
- Supply – side revenue: doanh thu của blockchain hoặc Dapp chia cho những người cung cấp thanh khoản cho dự án.
- Đối với blockchain phần này chia cho những Stakers hoặc Validators.
- Đối với DEX thì tương đương với phần thưởng cho Liquidity Provider.
- Protocol revenue: lương doanh thu còn lại trong blockchain hoặc protocol và trực tiếp tạo ra giá trị cho những người nắm giữ token của dự án đó.
- Dòng tiền còn lại sẽ chảy vào Treasury hoặc Vault của dự án đó
- Total Revenue: tổng doanh thu Dapp hoặc blockchain đó đem lại cho cả người dùng
- Supply – side revenue: doanh thu của blockchain hoặc Dapp chia cho những người cung cấp thanh khoản cho dự án.
- Chỉ số P/E: phản ánh tiềm năng thu nhập của một dự án
- Chỉ số P/S: Phản ánh chỉ số giá trên doanh thu. Thể hiện rằng chúng ta sẽ phải bỏ bao nhiêu đồng để mua lại một đồng doanh thu của dự án đó.
Biểu đồ có 4 định dạng để người sử dụng có cách nhìn trực quan hơn:
- Mặc định: Thể hiện dưới dạng biểu đồ cột chồng, đây là tổng doanh thu trong một ngày của doanh thu cho protocol và doanh thu về người sử dụng theo tỉ lệ trong cột đó.
- Show as circulation: Thể hiện dưới dạng đường cung, đây là mức độ tích lũy của toàn bộ doanh thu của dự án theo thời gian
- Show as % share: thể hiện toàn bộ doanh thu cho người dùng và doanh thu của Dapp dưới dạng biểu đồ vùng
- Áp dụng đồng thời cả 2
Việc sử dụng 3 kiểu định dạng đầu sẽ đơn giản và khách quan hơn cho người sử dụng về doanh thu và tỷ lệ phân phối doanh thu.
Dựa vào biểu đồ dưới đây, người sử dụng có thể dự đoán được tiềm năng doanh thu trong tương lai nhờ vào dữ liệu trong quá khứ.
Chẳng hạn: Với Biểu đồ Revenue Share của Aave ta có thể thấy:
Doanh thu tổng của Aave đang giảm liên tục trong 180 ngày qua, nhưng có một số ngày có sự biến động mạnh như ngày 17/4 và ngày 16/6, một câu hỏi đặt ra, vậy trong 2 ngày này đã có sự kiện gì? Kết hợp với việc biến động doanh thu và tin tức nhận được bạn có thể đưa ra nhận định phù hợp trong tương lai. Bạn có thể tự đặt câu hỏi để có cách nhìn khách quan hơn như:
- Tình hình thị trường thế nào?
- Tin này xấu hay tốt? Có thật sự đặc biệt thu hút người sử dụng không?
- Biến động bất ngờ của dự án tại thời điểm đó phản ánh điều gì?
- Thông tin này sẽ ảnh hưởng đến dự án và doanh thu dự án thế nào trong tương lai?
- Bạn sẽ phải làm gì để chuẩn bị trước nếu như dự án đó có vấn đề?
Như vậy, bạn sẽ có cách nhìn khách quan về tiềm năng của dự án đó trong tương lai.
Composition
Composition là mục hiển thị tỉ lệ của tài sản trong hệ sinh thái của Aave chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong tổng doanh thu và quá trình hoạt động.
Trong mục này thường có Tag:
- Borrowing volume: Khối lượng vay của từng tài sản trên Aave (phần này sẽ khác nhau tuỳ Dapp)
- Total Revenue: Tổng doanh thu mà tài sản khác đem lại cho Aave
- Token incentives: Phần thưởng token dành cho người dùng Aave
- Treasury: Tỷ trọng kho bạc của Aave.
Chúng ta có thể thấy rất rõ về quá trình hoạt động của tài sản trong Dapp Aave. Như ở trên phần Revenue Share, ta thấy doanh thu trong ngày 17/4 tăng trưởng khá bất thường, như vậy doanh thu của Aave gồm tài sản nào thì biểu đồ Composition sẽ giúp chúng ta nhận biết dễ hơn.
Competitive Landscape
Việc so sánh giữa những dự án cùng một phân khúc như CEX và DEX , hay nền tảng với nền tảng giúp chúng ta, những người đầu tư nhỏ lẻ, phát hiện ra các dự án bị định giá thấp hoặc những dự án giá trị.
Khi so sánh những dự án cùng phân khúc, chúng ta so sánh từng tiêu chí để có cách nhìn khái quát về dự án mình đang quan tâm nằm ở vị trí nào so với những dự án cùng ngành. Khi nhận định dự án trong cùng ngành, bạn dự đoán một cách khách quan được phần nào tỉ trọng của dự án này trong tương lai.
Tổng kết
Việc sử dụng công cụ định giá tài sản hiện nay là một điều không thể thiếu trong đánh giá dự án, nên Token Terminal là một lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư. Tuy vậy, việc đầu tư là có rủi ro, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Thông qua bài viết trên về Token Terminal là gì? và Cách kiểm tra doanh thu của dự án trên Token Terminal năm 2023, chắc hẳn các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án để có thể tự đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn cho riêng mình. iBlockchain không chịu trách nhiệm với bất cứ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thật thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.