Năm 2021, thị trường Crypto cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng của nhiều xu hướng trên thị trường như DeFi, GameFi, Metaverse,… Nhưng khi nhìn lại toàn bộ những xu hướng đó, người sử dụng hay nhà đầu tư chỉ quan tâm đến giá thành của token pump dump như thế nào mà chưa từng trải nghiệm hay hiểu hết về sản phẩm/dự án đó.
Vì vậy xu hướng tới đây, chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến các dự án có tính ứng dụng, đem lại giá trị thực cho người sử dụng và hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của không gian Web3.
Trong bài viết này, iBlockchain sẽ giới thiệu đến bạn Hệ sinh thái Lens Protocol, cùng nhiều nội dung liên quan đến Lens Protocol.
Table of Contents
Key Insights
- Lens Protocol là dự án cơ sở hạ tầng Social Graph cho phép nhiều dự án khác được xây dựng trên Lens và tạo thành hệ sinh thái đa dạng.
- Web3 Social là mảng hiện đang phát triển trong thị trường Web3 với rất nhiều đối thủ. Nhưng đối thủ đáng gờm nhất với Lens là các dự án Web2 và đang nhắm đến Web3.
- Lens Protocol có nhiều lợi thế phát triển khi có backer là Aave. Stani cũng là builder có tầm nhìn chiến lược đối với Lens.
- Lens Protocol kết hợp với nhiều mảng trending bao gồm Web3 Social, Name Service (Tên miền), SocialFi, Identity.
- Lens Protocol còn thiếu sót khá nhiều tính năng, nên cần học hỏi thêm từ Facebook, Twitter, Tiktok, Instagram nhưng cần phải chọn nhánh phát triển mũi nhọn.
- Hiện nay, người sử dụng đang có cơ hội kiếm tiền với Lens Protocol thông qua nhiều cách khác nhau, đa dạng và sáng tạo hơn.
Thuật ngữ cần nắm
- Identity (Xác thực): Trong Web3 là xác minh danh tính cá nhân bao gồm tên tuổi, email, tài khoản mạng xã hội, có lúc cũng sẽ yêu cầu CMND hoặc Passport như hình như KYC.
- Social Graph (Biểu đồ xã hội): Trong Lens, khái niệm này đề cập đến tất cả những sự liên kết của tên miền .lens. Ví dụ: followers, nội dung đăng tải,…
- SocialFi: Là sự kết hợp giữa Social và Finance, đem lại phần thưởng nhiều hơn cho người sử dụng thông qua việc tài chính hóa nội dung, sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.
- Creator Economy: Nền kinh tế hình thành từ những nhà sáng tạo nội dung.
Tổng quan về Lens Protocol
Lens Protocol là gì?
Lens Protocol là mạng lưới xã hội phi tập trung – social graph lĩnh vực Web 3.0 xây dựng dựa trên blockchain Polygon và do Founder của Aave phát triển.
Lens Protocol được thiết kế để người sáng tạo có quyền sở hữu các liên kết giữa họ và cộng đồng của họ, tạo nên một biểu đồ xã hội hoàn toàn do người dùng sở hữu và tổng hợp được. Giao thức được xây dựng từ đầu với tính mô đun nên người sử dụng có thể chỉnh sửa hoặc thêm các tính năng trên Lens Protocol.
Lens Protocol hiện nay được giám sát bởi một multisig và tương lai sẽ được mở rộng thành DAO, để phát triển và bỏ phiếu cho các mô-đun mới và nhiều chức năng khác.
Điểm nổi bật của Lens Protocol
Lens Protocol có 4 điểm nổi bật sau:
- Giải quyết tính phi tập trung/quyền sở hữu dữ liệu của người sử dụng.
- Tạo ra nền tảng cho các nhà sáng tạo nội dung (Creator Economy).
- Biểu đồ Social Graph hỗ trợ kết nối nhiều dự án Web3 với nhau, tăng tính tương tác so với dự án Web2.
- Kết hợp được nhiều mảng Trending: Name Services (Tên miền .lens), Mạng xã hội Web3, Identity, SocialFi.
Social Graph – đây được xem tính năng nổi bật nhất của Lens. Ví dụ với Social Graph:
Với những dự án Web2 như Facebook, Twitter, Tiktok,… khi xây dựng mạng xã hội ở nền tảng nào, số follower chỉ được ghi nhận ở nền tảng đó, không có sự đồng bộ với nhau. Nhưng với biểu đồ Social Graph của Lens, họ sẽ đóng vai trò như Big Data nhằm giải quyết vấn đề này.
Mỗi người sử dụng sẽ có một Profile riêng, Profile này chứa tất cả nội dung bao gồm thông tin cá nhân, mối quan hệ xã hội, thành tích, nghề nghiệp và tất cả những thông tin liên quan khác nữa như followers,… Điều này giúp mỗi người trong không gian Web3 được đồng bộ hơn so với Web2.
Đây cũng là bước đệm để giải quyết các vấn đề liên quan đến Identity (Xác minh danh tính), Data ownership (Quyền sở hữu dữ liệu),… của riêng từng người trong xã hội.
Các tính năng dành cho Developer
Trong trang Developer Garden của Lens, họ đề cập đến một số tính năng cho phép những dự án sẽ được xây dựng dựa trên các tính năng sau:
- Post: Đăng nội dung bao gồm: chữ, hình ảnh, video, GIF.
- Collect: Tạo bộ sưu tập với toàn bộ nội dung mình thích.
- Mirror: Chia sẻ cho các post. Khi người chia sẻ post từ bài post gốc, nội dung chia sẻ sẽ bị giới hạn với một số quy định nếu người chia sẻ cài đặt.
- Follow: Theo dõi Profile. Tính năng này có thể điều chỉnh thành trả phí để follow.
- Comment: Bình luận. Chủ bài post có thể điều chỉnh ai được quyền comment vào bài post của mình.
- Create new profile: Tính năng tạo hồ sơ mới. Nó cho phép tạo hồ sơ kèm với tên miền .lens, khi người sử dụng chuyển tên miền .lens này sang ví khác thì nội dung, biểu đồ xã hội (Social Graph) cũng sẽ chuyển theo.
- Governance Built in: Tính năng đẩy mạnh sức mạnh của DAO. Chẳng hạn: chúng ta ủy quyền cho người nào đó uy tín để đưa ra những quyết định thay mình. Hơn nữa, Voting Power trong DAO có thể sẽ khác nhau giữa các Voter dựa vào mức độ ảnh hưởng của họ.
- Community Multisig (Chưa ra mắt): Có vai trò như tổ chức quản lý Lens Protocol phi tập trung sau này, trao lại quyền & giá trị cho người sử dụng tương tự như Optimism Collective (DAO của Optimism).
Backer của Lens Protocol
Lens Protocol từng đã gọi vốn từ FTX Ventures – hiện nay đã sụp đổ cùng với FTX và Alameda. Tuy vậy, điều này sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều đến Lens Protocol vì 1 số lý do:
- Hiện nay team Lens đã nhận được fund từ FTX Ventures, nên họ có nguồn lực tài chính để phát triển sản phẩm.
- Nếu tương lai, chủ nợ của FTX Ventures bắt buộc phải thanh lý tài sản là các khoản đầu tư của họ, gồm cả khoản đầu tư trong Lens thì Lens vẫn sẽ bị ảnh hưởng, nhưng vẫn nhẹ do họ chưa ra mắt token.
- Backer thứ 2 của Lens là Aave bởi cả hai đều chung founder là Stani Kulechov. Vì thế mà chúng ta có thể kỳ vọng Lens Protocol được phát triển như cách Aave đã làm rất tốt trong thời gian vừa qua.
Một số điểm nổi bật của Aave:
- Phát triển khá chậm nhưng chắc, tạo dựng được niềm tin vững chắc với người dùng.
- Mỗi bước cải tiến Aave v1 v2 v3 đều sẽ mang lại tác động tốt, hiệu quả cao.
- Dù bị tấn công nhiều lần nhưng vẫn sống sót và ngày càng phát triển.
- Đây là tiêu chuẩn chung cho mảng Lending cùng với MakerDAO.
Qua đây, người sử dụng có thể kỳ vọng về sự phát triển của Lens Protocol trong tương lai, họ sẽ không tạo ra các xu hướng quá lớn nhưng sẽ là tiêu chuẩn trong mảng Web3 Social.
Roadmap của Lens Protocol
Lens Protocol không công khai roadmap cụ thể nên bài research không thể đo đạt được mức độ hiệu quả cũng như tiến độ của dự án đề ra. Để biết dự án đã đạt được cột mốc nào, bài research sẽ dựa vào tất cả thông tin được công khai trên Twitter từ ngày Lens được thành lập.
- 8/2/2022: Stani Kulechov – nhà sáng lập Aave ra thông báo Lens Protocol đã được ra mắt trên Polygon Mumbai testnet.
- 11/2/2022: Thông báo Lens Grants Program tài trợ dự án phát triển trên hệ sinh thái Lens.
- 3/2022-10/2022: Lens Protocol triển khai giới thiệu sản phẩm thông qua sự kiện ETH Global ở nhiều nước như India, Amsterdam, New York, Mexico, Berlin, San Francisco.
- 7/4/2022: Ra mắt Testnet 3 với nhiều tính năng update.
- 21/4/2022: Lens công bố Lens Grants Program vòng 1 với một vài dự án Clipto, Paragraph.xyz, Lenster, TeaParty… Nhưng trong đây có một số dự án đã ngừng hoạt động.
- 10/5/2022: Ra mắt Testnet 5 với tính năng Lens API nhằm tăng cường tích hợp nhiều dApp.
- 18/5/2022: Chính thức được live trên Polygon Mainnet và cho phép cộng đồng minting những tên miền đầu tiên.
- 18/5/2022: Nhiều dự án đã ấp ủ với Lens thông báo Mainnet như Phaver, Lenster,… Lens thông báo nếu phát triển trên hệ sinh thái Lens sẽ tài trợ cho dự án $250,000
- 25/5/2022: 10,002 là tổng số Profile được ghi nhận
- 17/6/2022: Lens thông báo Lens Grants Program vòng 2 với một vài dự án Gummys, Hashchat, Mad Finance, Merlin, Philand, Soclly, SOUNDIT, Share, Troop Finance,…
- 30/6/2022: ORB được ra mắt trên Lens Protocol.
- 6/7/2022: Tên miền được Retroactive .lens cho người đã donate Gitcoin GR14.
- 6/7/2022: 36,005 là tổng số Profile được ghi nhận và ghi nhận sự tham gia của nhiều KOL.
- 13/7/2022: Tổng số tiền user kiếm được đạt $125,000 từ những dự án trong hệ Lens như Phaver.
- 4/8/2022: 50,000 là tổng số Profile được ghi nhận
- 20/9/2022: Công bố 10 team chiến thắng Lens Hackathon bao gồm OpenQ, VidQ’S, Hedwig, Dune & Lens dashboard, Lens Pocket, Libertapp, ToucanFrens, SiC, RAP, Whistleblower.
- 24/9/2022: Ứng dụng Lens bản mobile chính thức ra mắt chính là ORB
- 11/11/2022: 100,000 là tổng số Profile được ghi nhận
- 18/11/2022: Chainlink thông báo sẽ tham gia phát triển trên Lens Protocol.
- 5/12/2022: 105,557 là tổng số Profile được ghi nhận
- 5/12/2022: Lens Protocol thông báo mua lại Sonar – Dự án mạng xã hội tương tác với hơn 20,000 active users/tháng.
Hệ sinh thái Lens Protocol & Các dự án nổi bật
Phân loại dự án trong hệ sinh thái
Theo Lens đã thống kê, hiện nay họ đang có gần 100 dự án trong hệ sinh thái. Tuy vậy, khi quan sát và tìm hiểu nhiều hơn, các bạn sẽ thấy số lượng dự án trong hệ sinh thái không lớn nhưng họ đã đưa ra.
Bởi còn nhiều dự án chưa đủ tiêu chuẩn để được coi là hệ sinh thái. Chẳng hạn: Mục Developer Tooling đơn giản là các công cụ hỗ trợ cho developer xây dựng dự án trên Lens chưa phải là dự án hoàn chỉnh.
Tiếp đến là các dự án đã hoàn chỉnh cũng cần được phân thành 4 dạng:
- Dự án không yêu cầu tên miền .lens, Lens Protocol chỉ là dự án hợp tác trong tương lai. Chẳng hạn: Nimi, Sismo, Decent, Welook,…
- Dự án liên kết với tên miền .lens ở một vài tính năng (không yêu cầu phải có .lens). Chẳng hạn: Ooh La La, Huddle01, Bello, Phaver, …
- Dự án yêu cầu phải có tên miền .lens mới được sử dụng. Chẳng hạn: Lenster, Lenstube, Re:Meme, TeaParty, LensPort, Lensta…
- Dự án bổ trợ thống kê số liệu, dữ liệu về Lens Protocol. Ví dụ: Lens Stats, Lens Leaderboard,…
Với 4 nhóm này, nhóm số 2 và số 3 là nhóm dự án sẽ đem lại giá trị nhiều nhất cho Lens Protocol. Nhóm số 1 chỉ dừng lại ở lý thuyết, chưa mang lại giá trị cho Lens. Nhóm số 4 là dự án không hỗ trợ nhiều nhưng giúp ích cho người dùng có góc nhìn tổng quan hơn về dữ liệu liên quan tới Lens.
Không phải tất cả các dự án trong hệ sinh thái của Lens đều sẽ đem về giá trị cho Lens. Nên khi đánh giá hệ sinh thái Lens các bạn nên tập trung vào nhóm 2 & 3. Nhóm này mà càng có nhiều dự án, các dự án phát triển càng tốt, quy mô càng lớn thì giá trị đem lại cho Lens càng nhiều.
Các dự án nổi bật trong hệ sinh thái
Phần này tập trung vào những dự án thuộc nhóm số 2 và số 3, đây là những dự án sử dụng tên miền .lens và đem lại giá trị cho Lens Protoco nhiều nhất. Sau đây là một vài dự án nổi bật mà người dùng nên tương tác.
Một vài lưu ý trong mục Hệ sinh thái Lens:
- Bài research không đề cập toàn bộ dự án trong hệ Lens, chỉ đề cập đến 5 dự án nổi bật nhất.
- Bài research không phân tích dự án nào trong hệ Lens, chỉ tập trung vào Lens Protocol.
1. Lenster
Lenster là mạng xã hội xây dựng dựa trên Lens có nhiều hoạt động khá giống Twitter. Người sử dụng được phép theo dõi những người mình thích. Đối với các bài post có thể thả tim, chia sẻ, bình luận. Người sử dụng có thể nhắn tin với nhau nhưng chưa thể gửi hình ảnh, video,…
2. Lenstube
Lenstube là mạng xã hội dành cho những video cũng tương tự như Youtube và Tiktok nhưng tính năng vẫn còn khá đơn giản.
3. ORB
ORB hoạt động giống với Lenster nhưng có thêm tính năng Communities giống như Facebook Group và Quiz to Earn tương tự như Hooked Protocol. ORB hạn chế là chỉ phát triển trên app điện thoại và giới hạn số lượng người tham gia.
4. Phaver
Phaver là ứng dụng mạng xã hội phát triển trên app điện thoại. Phaver sử dụng các nội dung trên Lens Protocol để có thể kiếm lợi nhuận với hình thức Share to Earn. Cũng giống như ORB, Phaver chỉ phát triển trên app điện thoại và giới hạn số lượng người tham gia.
5. LensPort
LensPort đây là dự án cho phép người tham gia đầu tư và mua bán các posts.
Phân tích chiến lược phát triển tên miền lens của Lens Protocol
Tiết lộ chiến lược “giữ giá” thông qua chỉ số On-chain
Một trong những yếu tố giúp Lens Protocol nổi trổi hơn so với các dự án khác là chiến lược phát triển sản phẩm. Thay vì mở tính năng mint tên miền “ồ ạt” như cách Ethereum Name Service, Unstoppable Domains hay SpaceID đã làm trước đó.
Lens Protocol đã giới hạn số tên miền được mint ra từ khi thành lập bằng cách chỉ cho phép một vài người đủ điều kiện:
- Là thành viên của các DAO: LobsterDAO, Developer DAO…
- Là thành viên của dự án các đối tác: Aavegotchi, BoysClubCrypto…
- Là những người nắm giữ chứng nhận NFT của RabbitHole.
- Là những người nắm giữ PoolyNFT (tính đến block 14915305).
- Là những người sở hữu một Proof of Attendance Protocol (POAP) từ Permissionless.
- Là những người nắm giữ StreetFighterNFT.
- Là những người tham gia sự kiện phổ cập của Lens Protocol.
Vì vậy, kể từ ngày thành lập số lượng tên miền .lens mới chỉ dừng lại ở mức 105,000 tên miền so với con số 2,600,000 tên miền ENS. Điều này giúp giá sàn của tên miền .lens luôn giữ giá, không những vậy còn tăng giá trị trong thời gian qua.
Thống kê nguồn cung tên miền Lens
Tổng số Profile ghi nhận là:
- 19/5/2022: 7,288.
- 23/5/2022: 9,273.
- 25/5/2022: 10,002.
- 4/8/2022: 50,000.
- 11/11/2022: 100,000.
- 5/12/2022: 105,557.
Kể từ ngày tên miền đầu tiên được mint 19/5/2022 đến ngày 5/12/2022 là 200 ngày, tổng số tên miền được mint là 105,000 => mỗi ngày 528 tên miền lens được mint.
Lịch sử giá tên miền Lens
Hiện nay, không có bất kỳ trang nào thống kê lịch sử giá tên miền lens. Tác giả đã theo dõi giá và quan sát Lens trong hơn 1 tháng và cũng lấy thông tin từ lịch sử mua bán trên OpenSea để thống kê lại được biểu đồ giá sau đây (dựa trên 60 tên miền bất kỳ có lịch sử mua bán).
Sau đây là giá sàn của tên miền lens ở các mốc thời gian khác nhau:
- Đầu tháng 7/2022: $18/tên miền
- Tháng 9/2022: $5-10/tên miền
- Đầu tháng 10/2022: $8-10/tên miền
- Đầu tháng 11/2022: $40/tên miền
- 10/11/2022 (FTX phá sản): $30-35/tên miền
- Đầu tháng 12/2022 : $50/tên miền
Các chỉ số khác
Không chỉ khác nhau về giá sàn, ENS và Lens còn có sự khác biệt về:
- Listed (Tỉ lệ đăng bán): Chỉ số Lens Protocol chỉ có 5% so với 12% của ENS, thể hiện tỉ lệ holder muốn bán Lens khá ít, họ muốn nắm giữ lens để hold hoặc tham gia các dApp nhiều hơn.
- Owners & Unique owners (Số ví sở hữu & số ví sở hữu độc lập): Con số này không thể hiện tên miền Lens nắm giữ từ 1 nhóm (săn airdrop) hay nhiều cá nhân (vì 1 người có thể sở hữu nhiều ví khác nhau). Nhưng tỉ lệ Unique Owners cách biệt cho thấy đối với lens holder, họ có xu hướng chia tên miền ra nhiều ví độc lập để sử dụng nhiều hơn là mua đầu tư như ENS.
Lưu ý: Đây là dữ liệu được thống kê trên OpenSea – sàn có thanh khoản cao nhất đối với 2 dự án này. Những NFT Collection được list nhiều ở sàn khác nhau, chỉ số của Opensea sẽ không chính xác.
Phân tích chiến lược phát triển của Lens Protocol
Điểm yếu & Hạn chế của Lens Protocol
- Chưa phát triển được nhánh Mobile (Thị phần lượng truy cập mobile từ 8% năm 2012 tăng hơn 55% năm 2022)
- Thiếu nhiều tính năng vì họ không xây dựng tính năng đó mà để cho các dự án của bên thứ 3 xây dựng dẫn đến chậm tiến độ phát triển, tính năng mới chưa được đồng bộ hoá.
- Thị trường cạnh tranh cam go, nhiều đối thủ đáng gờm
Tiềm năng doanh thu của Lens Protocol
Mô hình của Lens Protocol kết hợp từ nhiều mô hình khác nhau, vì vậy họ cũng tạo ra doanh thu từ nhiều hoạt động khác nhau. Sau đây là những ý tưởng để Lens Protocol tạo ra doanh thu.
Phí đăng ký tên miền và phí duy trì tên miền
Cũng giống như Ethereum Name Service, từ khi thành lập, doanh thu của họ đạt đến con số 80 triệu đô (Theo Tokenterminal và Dune). Doanh thu của họ từ phí đăng ký tên miền mới và phí duy trì tên miền, tuỳ thuộc vào mức độ đẹp và hiếm mà giá trị của tên miền sẽ là khác nhau.
Với mảng tên miền, thách thức lớn nhất là mở rộng quy mô chấp nhận sử dụng tên miền. Còn với Ethereum Name Service, họ đã thành công trong việc này khi liên kết với nhiều đối tác chấp nhận như Metamask,…
Trên hệ Polygon, Lens Protocol có đối thủ lớn nhất là Unstoppable Domains, họ gọi vốn 65 triệu USD (định giá 1 tỷ USD). Unstoppable Domains là tác giả của nhiều tên miền mới và họ cũng có số lượng đối tác đa dạng không kém.
Creator Fee
Creator Fee hay còn gọi là Royalty Fee là tiền phí bản quyền mà người bán phải trả cho bên phát hành nghĩa là Lens Protocol. Đây là loại phí gây ra tranh cãi vì Opensea có cơ chế để thu phí nhưng Sudoswap – AMM dành cho NFT thì lại không thu phí.
Đa số NFT Marketplace chọn giải pháp cho bên sở hữu bản quyền tùy chỉnh mức phí Royalty, đây là mức phí cần thiết để dự án NFT được duy trì hoạt động. Total Trading Volume là 566 ETH, nếu Creator Fee là 2.5%, Lens sẽ thu về 14.15 ETH (~$18,000).
Tuy vậy, những tên miền khác như Ethereum Name Service hay SpaceID đều không thu Creator fee. Do đó, nếu Lens thu thêm phí sẽ làm họ mất lợi thế cạnh tranh.
Platform fee
Platform fee là mảng tiềm năng nhất nhưng cũng nó sẽ phức tạp đối với mô hình của Lens Protocol vì họ không chỉ là một dự án mà là hệ sinh thái gồm nhiều dự án nên mô hình chia sẻ phí sẽ có sự cạnh tranh giữa Lens và các dự án trên hệ như Lenster, Lenstube…
Nếu cả 2 phía đều “tận thu” đối với người dùng thì không một ai muốn dùng nữa, nếu phí đó không chia đều thì dự án sẽ mất động lực phát triển trên Lens. Tuy vậy, so với các dự án Web2 thì dự án Web3 đang thu mức phí thấp hơn rất nhiều. Hình ảnh bên dưới là bảng so sánh của quỹ a16z
Với Lens Protocol họ thu phí thông qua nhiều hoạt động. Tuy vậy, mô hình của Lens còn khá mới nên bài research chưa thể phân tích hướng đi phù hợp nhất chỉ có thể đề cập đến những hướng đi khả quan hơn. Chẳng hạn:
- Twitter, Telegram, Discord: Trả phí để dùng các tính năng đặc biệt và tuỳ chỉnh cá nhân hơn so với người dùng thông thường.
- Amazon, Shopee: Thu phí dựa vào qua doanh số của shop. Tương tự, Lens Protocol có thể phát triển E-commerce platform hoặc NFT Marketplace riêng cho hệ sinh thái.
- Kickstarter, Indiegogo: Thu phí dựa vào số vốn dự án huy động được. Hệ sinh thái Lens nếu có dự án tương tự Gitcoin để donate tiền cho dự án, Lens sẽ nhận một phần phí.
Hơn nữa, Lens Protocol không giới hạn những tính năng họ phát triển trong DeFi mà còn mở rộng các hoạt động với Social. Khi đã có cộng đồng ổn định, doanh thu họ nhận được sẽ đến từ các thương hiệu, công ty chứ phải đến từ người dùng.
Tạo ra được nhiều doanh thu là rất tốt, nhưng nếu quá “tận thu” thì sẽ phản tác dụng, chẳng người sử dụng nào muốn bỏ ra quá nhiều chi phí mà giá trị họ nhận lại không có. Vì thế, họ nên triển khai thu phí theo từng giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn đầu: Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút người sử dụng mới.
- Giai đoạn tăng trưởng: Tập trung vào phát triển chất lượng nội dung, cho ra mắt các tính năng để giữ chân người dùng.
- Giai đoạn thống trị/trưởng thành: Bắt đầu tính đến Monetize thông qua nhiều dịch vụ, người sử dụng cũng sẵn sàng để trả phí với những giá trị họ nhận lại được.
Tổng kết:
Trên đây là bài viết giới thiệu về Hệ sinh thái Lens Protocol, dự án tiềm năng đang cần được theo dõi trong tương lai. Trên hệ sinh thái Lens Protocol hiện đang được triển khai rất nhiều dApp hấp dẫn để người dùng trải nghiệm. Hy vọng rằng với những thông tin mà iBlockchain cung cấp trong bài viết sẽ mang đến cho bạn cách nhìn tổng quan nhất về hệ sinh thái Lens Protocol. Nếu bạn có những câu hỏi liên quan đến Lens Protocol cần được giải đáp, hãy để lại comment bên dưới chúng tôi sẽ trả lời ở những bài viết tiếp theo.